Trong các loại đồ dùng, vật dụng trong đời sống, có lẽ chiếc bút bi là loại vật dụng được sử dụng nhiều nhất. Hằng ngày, hầu như mọi người, đặc biệt là các bạn học sinh đều cần đến nó và có thể nói, nó như 1 người bạn thân thiết gắn bó với con người. Mặc dù, được con người sử dụng đến nỗi rất thân quen như những người bạn chân thành nhưng chưa chắc ai cũng biết đến lịch sử ra đời cây bút bi là như thế nào.
KHÁI NIỆM VỀ CÂY BÚT BI:
Mục Lục
Bút bi (tiếng Pháp: bille), hay còn gọi là bút Bic (theo tên một công ty của Pháp, chuyên sản xuất bút là Société Bic), hoặc bút nguyên tử, là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Bút bi có chứa một ống mực đặc, khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ, với đường kính khoảng từ 0,5 đến 1.2 mm, gắn nơi đầu ống chứa mực. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, ngay sau khi được viết lên giấy.
1888: John Loud sáng chế ra bút bi
Một người Mỹ tên là John Loud đã xin cấp bằng sáng chế bút bi vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại.
1930: László Bíró được Anh Quốc công nhận vào năm 1938
Vào những năm 1930, László Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo chí nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Một hôm, Bíró ra công viên, thấy một bọn trẻ chơi bi. Một viên bi vô tình chạy qua vũng nước, để lại sau một vệt dài. Viên bi đó khiến ông nảy ra một ý tưởng đặt viên bi ở đầu bút để nó truyền mực trong ống ra giấy. Rồi ông lại được mời đi thăm một xưởng in báo. Bíró để ý rằng, loại mực dùng để in báo rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra một loại bút sử dụng loại mực giống như vậy.
Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một nhà hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938, cũng tại năm đó một nhà báo người Hungary mới giới thiệu loại bút bi hiện đại.
1944: Bíró of Argentina
Năm 1944, anh trai Bíró sang Argentina nhận bằng sáng chế khác vào ngày 10 tháng 6, với mẫu Bíró Pens of Argentina. Từ đó bút bi được bán tại Argentina với thương hiệu Birome. Loại bút này được rất ít người biết. Bíró được biết đến ở Agentina với cái tên Lisandro José Bíró. Mẫu bút mới này cũng được nhận bằng công nhận bản quyền Anh Quốc.
Dòng bút Waterman luôn cho chất lượng gần như tuyệt đối
1945: Milton Reynolds với chiếc bút bi thương hiệu Reynolds Rocket
Năm 1945, nhà sản xuất loại bút chì bấm Eversharp đã hợp tác với Eberhard-Faber đăng ký kiểu dáng công nghiệp để bán ở thị trường Hoa Kỳ. Vào khoảng thời gian này, một nhà kinh doanh người Mỹ là Milton Reynolds cũng thấy một chiếc bút bi Bíró được trưng bày tại Buenos Aires. Ông là một trong những người gắn liền với lịch sử ra đời cây bút bi. Ông mua vài mẫu bút rồi quay về Hoa Kỳ, thành lập Công ty Reynolds International Pen để sản xuất bút với nhãn hiệu là Reynolds Rocket. Cuối năm 1945, công ty này chiếm lĩnh thị trường của Eversharp. Ngày 29 tháng 10 năm 1945, chiếc bút đầu tiên được bán tại khu trưng bày Gimbel, New York với giá mỗi chiếc là 12,50 đôla Mỹ thời đó (bằng khoảng 130 đôla Mỹ ngày nay). Đây là loại bút được biết đến rộng khắp tại Hoa Kỳ cho đến cuối thập niên 1950.
Tương tự, những ngày cuối năm 1945 và những ngày đầu năm sau đó, những chiếc bút như vậy cũng được đem bán tại Anh Quốc và khắp Châu Âu lục địa. Những loại bút rẻ tiền hơn được Société Bic sản xuất với thương hiệu Bic, sau đó thương hiệu Hoover và Xerox tiếp tục được sử dụng rộng rãi. Trong một loạt các dòng sản phẩm mới Société Bic được phát triển mới, nhãn hiệu bút bi nổi tiếng lúc đó là Bic Crystal.
Cấu tạo của bút bi điển hình
1990: sinh nhật Bíró 29/09 trở thành ngày của những nhà phát minh tại Argentina
Kể từ năm 1990, ngày sinh nhật của Bíró (29 tháng 9) trở thành ngày của những nhà phát minh tại Argentina. Bút bi được phát minh trong khoảng thời gian chiến tranh thế giới thứ hai (1939 đến 1945) Hoa Kỳ ném bom nguyên tử vào Nhật Bản nên ở Việt Nam loại bút này còn được gọi là bút nguyên tử.
CẤU TẠO CÂY BÚT BI
Cấu tạo của bút bi khá đơn giản, gồm 2 bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút:
Thuyết minh về cây bút bi gắn liền với cuộc sống hằng ngay của chúng ta
Vỏ bút:
Vỏ bút ược làm từ nguyên liệu nhựa là chính, đôi khi là kim loại. Chính sự đa dạng về màu sắc cũng như kiểu dáng của vỏ bút mà người sử dụng cảm thấy thích thú và thoải mái hơn khi lựa chọn và sử dụng bút bi.
Ruột bút:
Ruột bút có cấu tạo phức tạp hơn, được làm bằng nhựa cứng hoặc kim loại, có chứa mực, gọi là ống mực. Một đầu của ống mực có gắn một viên bi sắt mạ crôm hoặc niken. Viên bi nhỏ xíu ấy có khả năng chuyển động tròn đều giúp đẩy cho mực ra đều hơn.
Cùng với các loại đồ dùng học tập và thiết bị văn phòng phẩm khác như sách vở, hộp bút, các loại giấy in, giấy dán, các loại kim kẹp, kim bấm, băng keo dán,… bút bi là một vật dụng không thể thiếu đối với bất kì học sinh- sinh viên hay người đi làm nào. Khảo sát trên toàn thế giới cho thấy cứ 1 giây thì bán được 57 cây bút bi. Điều này cho thấy tầm quan trọng cũng như là sự phổ biến, tính ứng dụng rộng rãi của bút bi.
CÔNG DỤNG CỦA CÂY BÚT BI?
So với các loại bút khác như bút viết (gồm bút máy, bút ký, bút chì,…) thì bút bi phổ biến hơn cả. Đơn giản vì tác dụng của bút bi có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn mà giá lại rẻ, thuận tiện và dễ dàng khi sử dụng, không xảy ra nhiều vấn đề lỗi, cũng không cần phải bảo dưỡng nghiêm ngặt. Và cũng chính nhờ những điều này mà sự ra đời của bút bi được xem như là một cuộc cách mạng hóa trong vấn đề chữ viết, bởi nó gắn bó hầu hết với các học sinh- sinh viên và cả những người đã đi làm, không một đồ dùng hay thiết bị văn phòng phẩm nào có thể thay thế được.
Những phiên bút bi qua các thời ký hình thành và phát triển
Nếu như bút máy chỉ được dùng trong những trường hợp yêu cầu nét chữ đẹp trong các trường hợp đặc biệt, bút ký dùng để ký tên hay bút chì dùng để vẽ, viết nháp thì bút bi có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp, nhất là khi vừa lắng nghe, vừa ghi chép lại một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bên cạnh đó, bút bi không khiến nét chữ bị nhòe lem nhem như bút máy, cũng không dễ bị tẩy xóa mất chữ như bút chì. Do đó, có thể nói bút bi có tác dụng rất rõ ràng, là người bạn đồng hành với mỗi chúng ta qua những năm tháng, giai đoạn khác nhau của mỗi người.
Hình chụp cận cảnh của đầu bi từ một cây bút bi cao cấp
Mặc dù ngày nay, sự phát triển của công nghệ đã giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc ghi chép hay gửi một bức thư, văn bản nào đó (vì có thể đánh máy và gửi qua theo địa chỉ điện tử), nhưng bút bi vẫn là sự lựa chọn trong những trường hợp đặc biệt, thể hiện được tâm tư, tình cảm và ý nguyện của người viết gửi gắm vào những dòng chữ đó. Chiếc bút bi giá rẻ nhưng sẽ mãi không thể bị thay thế bởi bất kỳ sản phẩm nào được. Như vậy, nhìn lại quá khứ về lịch sử cây bút bi cho ta thấy bút bi có nguồn gốc ra đời từ khá lâu rồi, nó đã tạo cho xã hội ngày nay một sự tiện dụng mà hoàn toàn kinh tế trên mọi hoạt động văn bản.
VIDEO CÁCH TẠO RA MỘT CHIẾC BÚT BI
Hỏi Đáp:
Hỏi: Bút bi đầu tiên ra đời khi nào ?
Đáp: Năm 1888, chiếc bút bi đầu tiên được phát minh bởi John Loud nhưng không được khai thác thương mại.
Hỏi: Tại sao lại gọi là bút bi ?
Đáp: Tên gọi này đến từ việc bút có một bộ phận nhỏ là viên bi ở phần ngòi.
Hỏi: Chiếc bút bi đầu tiên được công nhận khi nào ?
Đáp: Chiếc bút bi đầu tiên được phát minh bởi László Bíró và nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938.
Hỏi: Bút bi có chiều dài bao nhiêu ?
Đáp: Một chiếc bút bi có chiều dài khoảng 14-15 cm.